Khi chúng ta gặp phải những vấn đề về sức khỏe răng miệng, thông thường, các bác sĩ sẽ ưu tiên việc điều trị và phục hồi cho răng, nhất là khi đó là răng vĩnh viễn của người trưởng thành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất khả kháng, răng bị tổn thương quá nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng thường để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm về sau. Nha khoa Masteri sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về vấn đề này.
Thông tin cơ bản về nhổ răng thường
Có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng các răng vĩnh viễn trên cung hàm của bạn bị hư tổn, suy yếu và thậm chí lung lay. Lúc này, việc có nên loại bỏ những răng này hay không sẽ được các bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng răng miệng cũng như sức khỏe tổng quát của từng bệnh nhân. Hiển nhiên, bất kì một bác sĩ nha khoa nào cũng sẽ ưu tiên việc điều trị và phục hồi tình trạng của răng thay vì chỉ định nhổ răng thường. Tuy nhiên, trong không phải lúc nào cũng có thể áp dụng hiệu quả các phương pháp điều trị cho răng, đó là lúc cần tiến hành loại bỏ răng.
Nói một cách đơn giản, nhổ răng thường chính là một kĩ thuật nha khoa nhằm mục đích loại bỏ răng thật đã hư tổn do nhiều nguyên nhân khác nhau và không còn đảm bảo được các chức năng cơ bản. Thực tế, điều trị nhổ răng chỉ mang tính chất như một cuộc tiểu phẫu bao gồm các quá trình liên quan đến gây tê, nhổ răng và một số triệu chứng đau nhức sau khi nhổ.
Sau khi đã nhổ bỏ răng thật, bệnh nhân nên sử dụng các biện pháp trồng lại răng nhằm đảm bảo chức năng nhai cũng như tính thẩm mỹ, đặc biệt, điều này cũng sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ xảy ra những hậu quả nghiêm trọng do tình trạng thiếu răng gây ra. Trong đó, phương pháp cấy ghép Implant chính là lựa chọn an toàn, hiệu quả nhất được các chuyên gia khuyên dùng.
Những trường hợp được chỉ định nhổ răng thường
Thông thường, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định nhổ răng thường theo các trường hợp liệt kê dưới đây.
Chỉ định tại chỗ
Trong quá trình kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định nhổ răng khi phát hiện một trong các vấn đề về răng sau đây.
- Phần chân và thân răng bị phá hủy nghiêm trọng, gần như mất hoàn toàn các chức năng cơ bản và không thể sử dụng hiệu quả các biện pháp điều trị, tái tạo.
- Răng bị viêm nhiễm mãn tính dù đã được điều trị tủy nhiều lần nhưng vẫn tái lại sau một thời gian nhất định kèm theo các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Răng đang mắc phải các bệnh lý về răng miệng nghiêm trọng dẫn đến các biến chứng tại chỗ bao gồm viêm xương, viêm xoang, viêm tổ chức liên kết,…
- Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, răng thừa hoặc dị dạng gây ra các biến chứng dai dẳng.
- Răng có chân bị gãy do chấn thương không thể hồi phục.
- Răng sữa đã đến tuổi thay răng gây cản trở cho quá trình mọc răng vĩnh viễn.
Chỉ định theo yêu cầu chỉnh hình và phục hình răng
- Trong quá trình niềng răng thẩm mỹ đối với các trường hợp răng hô, vẩu hoặc răng chen chúc, các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng thường trước khi tiến hành đeo niềng kéo chân răng chuyên dụng.
- Răng bị lung lay cho bệnh lý, tổn thương cũng sẽ được chỉ định nhổ bỏ để trồng lại răng mới.
Chỉ định tổng quát
- Răng chứa các ổ nhiễm khuẩn có nguy cơ gây ra các bệnh viêm thận, viêm khớp, viêm nội tâm mạc cần được tiến hành loại bỏ ngay lập tức theo yêu cầu của bác sĩ nội khoa.
- Răng nằm trên đường đi của tia xạ dùng cho mục đích điều trị các khối u ở vùng hàm mặt sẽ gây cản trở quá trình chữa trị sẽ được tiến hành nhổ bỏ.
Quy trình nhổ răng thường tại Nha khoa Masteri
Tuy rằng đã được thông tin trước về quá trình gây tê, một số bệnh nhân vẫn vô cùng lo lắng và bất an trước khi được tiến hành nhổ răng. Tuy nhiên, nhổ răng là kỹ thuật nha khoa tương đối đơn giản, đặc biệt là khi hiện nay, quá trình này được sự hỗ trợ của các loại máy móc thiết bị công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, tại Nha Khoa Masteri, với sự tận tâm của các bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm trong nghề, quá trình nhổ răng thường sẽ không gây ra bất kỳ đau đớn nào cho bệnh nhân.
- Bước 1: Kiểm tra tổng quát
Bệnh nhân sử dụng bất kỳ dịch vụ điều trị nào tại Nha khoa Masteri dù là đơn giản nhất cũng sẽ được các bác sĩ thăm khám, chụp X – quang nhằm mục đích nắm rõ tổng quát sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.
Đối với trường hợp cần loại bỏ răng, việc chụp phim sẽ giúp bác sĩ xác định được chiều dài, hình dạng, vị trí cũng như tình trạng xương xung quanh vị trí răng cần nhổ. Từ đó, bác sĩ sẽ có thể ước tính tổng quan về mức độ phức tạp của ca tiểu phẫu và có phương pháp thực hiện phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Ở bước tiếp theo, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng nước súc miệng có chứa thành phần flour nhằm làm sạch và loại bỏ triệt để các vi khuẩn gây hại ẩn chứa trong các kẽ răng. Điều này sẽ giúp ngăn chặn được nguy cơ viêm nhiễm trong quá trình thực hiện nhổ răng.
- Bước 3: Gây tê
Hiện nay, kỹ thuật nhổ răng hiện đại và tiên tiến đã cho phép các bác sĩ chỉ cần tiêm tê ngay đúng tại vị trí răng cần nhổ, áp dụng đối với các bệnh nhân có sức khỏe bình thường. Ngoài ra, đối với các trường hợp có tình trạng phức tạp hơn, các bác sĩ sẽ cần tiến hành gây tê vùng và gây tê tại chỗ.
Trước khi tiêm tê, các bác sĩ sẽ thoa nhẹ thuốc tê lên vùng cần tiêm, do đó, ngay cả quá trình tiêm tê cũng sẽ không gây ra bất kì cảm giác nhói hay đau rát nào cho bệnh nhân cần điều trị.
- Bước 4: Tiến hành nhổ răng thường
Các dụng cụ chuyên dụng cho quá trình nhổ răng sẽ được xử lý vô trùng, vô khuẩn 100% trước khi được dùng cho việc loại bỏ răng. Sau khi răng đã rời khỏi khung hàm, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vá nướu nếu cần để sẵn sàng cho các bước điều trị tiếp theo tùy theo từng trường hợp khác nhau.
Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng thường
Để giúp vết mổ nhanh chóng hồi phục và lành lặn trở lại cũng như ngăn chặn nguy cơ phát sinh ra các vấn đề ngoài mong muốn, các bệnh nhân cần thực hiện một số điều dưới đây.
- Bệnh nhân sau khi nhổ răng sẽ được bác sĩ yêu cầu cắn nhẹ vào miếng bông gòn khô để tiệt trùng, tốt nhất nên giữ yên trong khoảng từ 30 – 45 phút để giảm chảy máu.
- Không nên hút thuốc, súc miệng hoặc chải răng chạm vào vùng răng mới nhổ trong vòng 24 tiếng sau khi nhổ.
- Có thể sử dụng thuốc giảm đau theo toa của bác sĩ.
- Chườm lạnh hoặc nóng lên mặt mỗi 15 phút để bớt đi cảm giác đau nhói ngay vùng nhổ răng.
- Chỉ nên uống nước bằng ống hút để tránh gây ra áp lực lên ổ răng vừa nhổ, đặc biệt, nên hạn chế tối đa việc dùng các đồ uống nóng.
- Ngày tiếp theo sau khi nhổ răng, bạn có thể súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý để làm sạch vết thương và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
- Trong trường hợp sau từ 2 – 3 ngày vết nhổ răng thường vẫn sưng tấy, chảy máu, tạo cảm giác đau đớn nhiều hay thậm chí gây sốt, hãy đến Nha khoa Masteri để các bác sĩ có biện pháp điều trị kịp thời.