Tẩy trắng răng là phương pháp giúp cải thiện màu sắc của răng một cách hiệu quả, giúp răng trắng sáng, đẹp tự nhiên. Hiện nay, có rất nhiều người lựa chọn phương pháp làm đẹp răng này. Để hiểu rõ hơn về phương pháp tẩy trắng răng, mời bạn theo dõi ngay bài viết sau.
Tẩy trắng răng là gì?
Tẩy trắng răng là phương pháp dùng các chất tạo phản ứng oxi hóa – khử kết hợp với năng lượng ánh sáng đi vào men răng và cắt đứt các chuỗi phân tử màu trong ngà răng giúp răng trắng sáng hơn so với màu răng ban đầu mà không làm ảnh hưởng đến bề mặt răng hay cấu trúc răng.
Đối tượng nên và không nên thực hiện tẩy trắng răng
Tẩy trắng răng là liệu pháp giúp giải quyết nhanh chóng các tình trạng ố vàng, răng xỉn màu mang đến cho bạn hàm răng trắng sáng, đều màu, giúp lấy lại sự tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên, phương pháp này không phải ai cũng có thể thực hiện.
Đối tượng nên tẩy trắng răng
Phương pháp tẩy trắng răng thường được chỉ định áp dụng cho những đối tượng như:
- Người có hàm răng ố vàng, xỉn màu do thường xuyên sử dụng các thực phẩm, đồ uống có màu nhân tạo như: cafe, socola, nước ngọt, rượu vang,…
- Người có hàm răng bị nhiễm kháng sinh.
- Người có hàm răng không đều màu.
- Người muốn sở hữu hàm răng trắng đẹp.
- Người có men răng khỏe, ít bị mài mòn và không bị mắc các bệnh lý nha khoa.
- Người trên 18 tuổi, có cấu trúc xương hàm phát triển hoàn chỉnh.
- Người không mắc bệnh mãn tính, tuổi không quá cao,…
Đối tượng không nên tẩy trắng răng
Một số đối tượng không nên thực hiện phương pháp tẩy trắng răng bao gồm:
- Phụ nữ đang mang thai và cho con nhỏ bú.
- Người mắc bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, hở chân răng, viêm nha chu, mòn cổ răng.
- Người có tiền sử dị ứng với thuốc tẩy trắng.
- Trẻ em dưới 18 tuổi.
Các phương pháp tẩy trắng răng phổ biến hiện nay
Về phương pháp tẩy trắng răng, có 3 phương pháp phổ biến nhất hiện nay là đeo máng tẩy trắng răng tại nhà, tẩy trắng răng tại nha khoa và tẩy trắng răng chết tủy. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm khác nhau.
Đeo máng tẩy trắng răng tại nhà
Phương pháp này được thực hiện bằng cách các bác sĩ sẽ lấy dấu răng để làm một cặp máng đeo vừa vặn với hàm răng của mỗi người. Máng tẩy trắng răng được làm từ nhựa, có màu trong suốt, có tác dụng giữ thuốc tẩy trắng và ngăn không cho nước bọt tràn vào. Máng được sử dụng cùng thuốc tẩy trắng có nồng độ từ 10-15% peroxide và mang mỗi ngày từ 6 – 8 giờ.
Ưu điểm của phương pháp này là có thể thực hiện tại nhà, chủ động được thời gian đeo máng và chi phí khá rẻ. Nhược điểm là chỉ tẩy trắng trong một số trường hợp răng nhiễm màu nhẹ như nhiễm màu do tuổi tác hoặc các tác nhân bên ngoài.
Tẩy trắng răng chết tủy
Đây là phương pháp tẩy trắng răng được áp dụng đối với trường hợp răng bị chết tủy, nhiễm màu sâu trong cấu trúc răng không thể tẩy trắng bằng 2 phương pháp trên.
Phương pháp tẩy trắng răng chết tủy được thực hiện bằng cách, các bác sĩ sẽ đặt vật liệu trám tại vị trí thích hợp nhằm che các ống ngà ở vùng cổ răng dẫn từ buồng tủy ra vùng nha chu, tránh để thuốc tiếp xúc với nướu răng gây viêm đau. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành đặt thuốc tẩy trắng vào buồng tủy và trám tạm thời. Thuốc tẩy trắng sẽ được thay mỗi tuần.
Khi răng đạt độ trắng mong muốn, bác sĩ sẽ lấy thuốc ra, rửa sạch buồng tủy và đặt canxi hydroxit vào buồng tủy. Sau 2 tuần, răng sẽ được trám bằng vật liệu thẩm mỹ vĩnh viễn.
Tẩy trắng răng tại phòng nha khoa
Đối với phương pháp tẩy trắng răng này, các bác sĩ sẽ đeo dụng cụ bảo vệ môi, nướu, bôi thuốc chống tê buốt rồi dùng thuốc tẩy trắng có nồng độ từ 35 – 37% peroxide kết hợp với cường độ ánh sáng mạnh để tẩy trắng.
Ưu điểm của tẩy trắng răng tại phòng nha khoa là cho tác dụng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cao ngay cả với những trường hợp răng bị nhiễm màu nặng do Tetracycline, Fluor,…
Quy trình tẩy trắng răng được thực hiện như thế nào?
Nha khoa Masteri áp dụng quy trình tẩy trắng răng Laser thế hệ mới, đáp ứng theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y Tế, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao.
Quy trình tẩy trắng răng được thực hiện theo trình tự các bước như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ khám tổng quát răng miệng để xác định tình trạng răng miệng hiện tại có đủ điều kiện áp dụng phương pháp tẩy trắng răng hay không. Nếu xuất hiện các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu thì hỗ trợ điều trị trước khi tiến hành tẩy trắng răng.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Sau khi thăm khám xong, bạn sẽ được bác sĩ vệ sinh răng miệng để loại bỏ vôi, mảng bám giúp quá trình tẩy trắng răng đạt hiệu quả tốt nhất.
Bước 3: Bảo vệ môi nướu và cách ly răng
Ở bước này, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để banh môi rồi thoa Vaseline lên môi để chống khô môi và thoa gel lên viền nướu để bảo vệ nướu.
Sau đó, đặt bông nha khoa để cách ly răng và mặt trong khoang miệng, giúp ngăn không cho thuốc tẩy trắng dính vào mặt trong khoang miệng. Bôi thuốc chống ê buốt để bạn cảm thấy thoải mái trong suốt liệu trình tẩy trắng răng.
Bước 4: Bôi thuốc tẩy trắng lên răng
Bác sĩ bôi thuốc lên tất cả bề mặt răng, đảm bảo không cho thuốc dính vào môi, nướu, lưỡi và má. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa kính bảo vệ mắt khỏi ánh sáng đèn Laser để bạn mang vào.
Bước 5: Chiếu đèn Laser
Bước này, bác sĩ sẽ tiến hành chiếu đèn Laser trực tiếp vào răng đã bôi thuốc. Các tia sáng xanh sẽ kích hoạt vào phân tử tẩy trắng, làm trắng răng từ trong ra ngoài và trên men răng.
Bước 6: Hoàn thành và hẹn lịch tái khám
Sau khi chiếu đèn Laser đủ thời gian quy định, bác sĩ sẽ kết thúc các bước tẩy trắng răng, tiến hành làm sạch lại khoang miệng và căn dặn những điều cần lưu ý sau khi tẩy trắng răng để răng giữ màu răng được lâu dài.
Những điều cần lưu ý sau khi tẩy trắng răng
Để giữ được độ bền và tuổi thọ của tăng sau khi tẩy trắng răng thì bạn cần lưu ý một vài điều sau:
- Trước khi tẩy trắng răng bạn nên làm sạch cao răng, điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng như: sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,…
- Sau khi tẩy răng được 2 tuần, bạn không ăn các thực phẩm và đồ uống có màu, hạn chế uống nước quá nóng hoặc quá lạnh và áp dụng quy trình vệ sinh, chăm sóc răng miệng thật kỹ để tránh tình trạng răng bị nhiễm màu lại.
- Không tự ý mua và sử dụng thuốc tẩy trắng răng bên ngoài. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.